Sang hè ở miền Tây Nam bộ, khi những cơn mưa như trút nước đổ xuống,
nhiệt độ ẩm, tạo điều kiện cho nấm rơm phát triển. Sáng sáng người ta cứ
đi vòng quanh cây rơm vạch kiếm nấm rồi hái về ăn.
Nấm rơm là một loài nấm sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ.
Bao gốc dài và cao lúc nhỏ, Khi tai nấm trưởng thành, nó chỉ còn lại
phần trùm lấy gốc chân cuống nấm. Cuống nấm là bó hệ sợi xốp, xếp theo
kiểu vòng tròn đồng tâm. Khi còn non thì mềm và giòn. Nhưng khi già xơ
cứng và khó bẻ gãy. Mũ nấm có hình nón, màu trắng đen.
Ngày trước, khoảng tháng mười một, tháng chạp khi mùa vụ đã gặt hái
xong người nông dân miền Tây Nam bộ thường chất cây rơm cao ngất để dành
cho trâu ăn mùa nước nổi hoặc để làm chất đốt.
Nấm rơm mới hái
Cá kho với nấm rơm
Khoảng vài chục năm trở lại đây, người ta trồng nấm rơm với sự tác
động của meo nhân tạo. Rơm được chất thành đống, rồi tưới nước liên tục
cho rơm thấm đều rồi dùng chân dậm cho dẽ, tiếp tục chất các lớp tiếp
theo cho đến khi đống rồi lấy rơm khô hoặc lá chuối phủ chung quanh để
giữ ẩm và giữ nhiệt.
Vài ngày sau khi ủ, nhiệt độ trong đống ủ lên cao, sẽ làm chết các
mầm nấm dại và phân hủy một phần chất hữu cơ trong rơm rạ, giúp cho nấm
rơm dễ hấp thu chất dinh dưỡng, phát triển thuận lợi sau này. Chừng hơn
mười ngày sau khi đống rơm ủ xẹp xuống, người ta bắt đầu đem rơm chất ra
luống, rồi vô meo.
Chừng hơn mười ngày sau nấm bắt đầu mọc và cứ coi chừng vừa ăn thì
hái. Nấm trồng người ta chỉ hái khi nấm còn búp, ít khi để nấm nở bung
dù, vì khi nấm nở ăn dai, không ngon.
Nấm rơm hầm giò heo
Cây rơm
Nấm rơm cũng có mặt trong các món xào, hay cả khi nấu cù lao, kho
mắm,… nấm rơm cũng có mặt. Điều đó chứng tỏ sự phổ biến và đa dạng của
nầm rơm trong nghệ thuật ẩm thực của người dân quê.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét